PHÂN BIỆT THANH 1 VÀ THANH 4 TRONG TIẾNG TRUNG

Đăng bởi Casie Wu vào lúc 20/05/2022

Thanh điệu trong tiếng Trung có tầm quan trọng cũng như dấu trong tiếng Việt. Việc viết đúng, phát âm chuẩn các thanh điệu là điều bắt buộc phải làm khi học tiếng Trung. Tuy nhiên, dù là việc cơ bản nhất song đồng thời nó cũng ẩn chứa những điều khó khăn nhất. Không chỉ khó khăn với người mới bắt đầu mà cả với những người học lâu năm, việc nhầm lẫn thanh điệu trong tiếng Trung vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là giữa hai thanh 1 và thanh 4.

Trong bài viết dưới đây, sẽ đưa ra một vài giải pháp giúp bạn tránh nhầm lẫn giữa hai thanh này.

 

1.THANH ĐIỆU LÀ GÌ? PHÂN LOẠI THANH ĐIỆU TRONG TIẾNG TRUNG

 

Thanh điệu chính là yếu tố cơ bản và chính xác nhất để điều chỉnh giọng khi phát âm một câu. Một từ có lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc đọc ngang, lúc đọc gấp gáp. Chỉ cần nắm vững được các quy tắc phát âm về vận mẫu, thanh mẫu, và thanh điệu là coi như các bạn đã đi được 90% trong việc học phát âm tiếng trung cơ bản.

Ở trong một từ thanh điệu sẽ xuất hiện ở phía trên của các chữ cái được đánh dấu. Người học coi đó là dấu hiệu và dựa vào đó để đọc chính xác một từ.

Phân loại 4 thanh điệu chính trong tiếng Trung

  • Thanh 1 (thanh ngang) bā : Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (độ cao 5-5).
  • Thanh 2 (thanh sắc) bá : Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. Đọc từ trung bình lên cao (độ cao 3-5).
  • Thanh 3 (thanh hỏi) bǎ : Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa (độ cao 2-1-4). Vì cao độ lúc xuống thấp sẽ nghe hơi giống dấu nặng trong tiếng Việt.
  • Thanh 4 (thanh huyền) bà : Thanh này giống giữa dấu huyền và dấu nặng. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất (độ cao 5-1).

Mẹo: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.

Lưu ý: Cách đọc theo tiếng phổ thông, nên một số vùng miền sẽ có phiên âm khác.

Chú ý: Trong tiếng Trung có 1 thanh nhẹ, không biểu thị bằng thanh điệu (không dùng dấu). Thanh này sẽ đọc nhẹ và ngắn hơn thanh điệu. Cẩn thận nhầm thanh nhẹ với thanh 1. Ví dụ: māma.

2. MỘT VÀI KHÓ KHĂN CẦN LƯU Ý KHI HỌC THANH ĐIỆU TRONG TIẾNG TRUNG

2.1 Về phát âm:

Thông thường, thanh 1 lúc luyện tập cần phải đọc dài. Ngang và tự nhiên. Đa phần nhiều người sẽ đọc ngắn và có phần dứt khoát. Mặc dù đọc thế trong phát âm thực tế không sai. Nhưng trong quá trình luyện tập, các bạn nên đọc sao cho chỉn chu. Cố gắng đọc dài, khi phát âm ngang ngang mới thật sự chính xác.

 

Thanh 4: Cần dứt khoát và xuống nhanh. Mạnh. Đẩy xuống, dứt khoát, đọc từ cao nhất xuống thấp nhất

 

2.2 Về từ vựng:

 

Một lỗi phổ biến trong khi học và ghi nhớ từ vựng đó là việc đánh nhầm các thanh điệu, đặc biệt là thanh 1 và thanh 4, dẫn đến việc viết nhầm, viết sai từ. Vậy thì nguyên nhân do đâu và giải pháp là gì?

 

Nguyên nhân:

 

  • Trong tiếng Trung có rất nhiều từ vựng chứa cả thanh 1 và thanh 4, chỉ chứa thanh 1 hoặc chỉ chứa thanh 4. Số lượng từ vựng này rất nhiều khiến cho các bạn học vô cùng bối rối. Thêm vào đó là hình dạng của hai thanh này khá giống nhau, nếu không được đánh rõ ràng thì rất dễ gây nhầm lẫn.

VD: 蜂蜜

 /fēngmì/ mật ong

继续

 /jìxù/ tiếp tục

秘书

 /mìshū/ thư ký

  • Do cách phát âm chưa chuẩn. Cách phát âm đóng vai trò rất quan trọng trong việc học từ vựng. Chỉ có phát âm chuẩn thì bạn mới có thể viết đúng từ vựng ấy. Một lần phát âm sai cũng có thể tạo thành lối mòn ghi nhớ, dẫn đến hậu quả khó mà khắc phục.
  • Do chưa nắm chắc quy tắc biến điệu trong tiếng Trung.
  • Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc nhầm lẫn thanh điệu: do chưa chăm chỉ, chưa để tâm vào bài học, do không tập trung,…

 

Giải pháp:

 

  • Cần phân biệt rõ tên gọi, hình dạng cũng như cách phát âm của các thanh điệu, đặc biệt là thanh 1 và thanh 4.
  • Khi gặp phải một từ vựng có chứa hai thanh 1 và 4 thì cần phát âm chuẩn, đọc đi đọc lại tránh nhầm lẫn và để có thể tạo một lối mòn tư duy cho từ vựng ấy.
  • Nắm vững quy tắc biến điệu trong tiếng Trung. Cần phải nhớ rằng: biến điệu chỉ là biến đổi về mặt âm thanh (về phần phát âm) còn khi viết thì vẫn phải giữ nguyên bản các thanh.
  • Chăm chỉ học từ vựng, học chất lượng hơn số lượng. Đôi khi do cách học qua loa mà dẫn đến nhầm lẫn các từ với nhau.

 

0
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav